Mục lục
Ai cũng biết việc bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để bổ sung đúng cách không phải phụ huynh nào cũng nắm được. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra những sai lầm thường gặp nhất của các bậc cha mẹ khi bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ.
Vai trò của vi chất dinh dưỡng đối với sự phát triển ở trẻ
Vi chất dinh dưỡng có tác dụng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và quá trình trao đổi chất của trẻ. Bởi, cơ thể trẻ không thể tự tổng hợp được vitamin, vi chất mà phải bổ sung hàng ngày thông qua chế độ dinh dưỡng. Do đó, cha mẹ cần bổ sung vitamin và vi chất thường xuyên vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ để đảm bảo cơ thể trẻ hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển.
Vi chất dinh dưỡng bao gồm nhóm vitamin (A, B, C, D, E…) cùng nhóm các nguyên tố khoáng như: canxi, photpho, sắt, kẽm, iod, selen, đồng…. Vi chất dinh dưỡng sẽ tác động tích cực đến hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, xương và não bộ. Vi chất dinh dưỡng cũng giúp các cơ quan này khỏe mạnh và hỗ trợ hoạt động trơn tru hơn. Do các cơ quan trong cơ thể trẻ chưa hoàn thiện nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần đa dạng hơn, nhiều hơn người trưởng thành.
3 Sai lầm thường gặp khi bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé
Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé yêu là việc thường xuyên, cần làm hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết các bậc phụ huynh thường gặp các sai lầm sau đây khiến trẻ không nhận được đủ lượng vi chất dinh dưỡng cần thiết:
Lựa chọn thực phẩm chưa phù hợp
Hiểu chưa đúng về các vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm có thể khiến mẹ mắc sai lầm khi chọn lựa.
- Mẹ cứ nghĩ cho con ăn nhiều bí đỏ, cà rốt… để có vitamin A là tốt nhưng thực chất, liều lượng quá nhiều beta carotene dẫn đến vàng da.
- Nhiều phụ huynh không chú ý đến đa dạng thực đơn cho bé. Như: muốn bổ sung vitamin C, mà hàng ngày chỉ cho con uống nước cam; trong khi nhiều trái cây và rau củ khác cũng rất giàu vitamin này.
- Bên cạnh đó, ngay từ giai đoạn ăn dặm, cha mẹ cần giúp bé xây dựng thói quen ăn uống đúng giờ, đa dạng thực phẩm. Vitamin và khoáng chất có trong rất nhiều thực phẩm khác nhau. Cha mẹ hãy ghi nhớ để cho bé ăn thay thế nếu con không thích loại thực phẩm nào đó và đừng cố ép bé ăn món mà bé không thích.
Chế biến thực phẩm sai cách
Rất nhiều mẹ gặp vấn đề trong khâu chế biến thực phẩm. Việc chế biến sai cách dễ khiến món ăn bị mất đi các loại vi chất cần thiết cho cơ thể.
- Khi bổ sung vitamin cho trẻ, các mẹ cần lưu ý rằng, phần lớn vitamin rất nhạy cảm với nhiệt, dễ mất đi trong quá trình sơ chế, nấu nướng. Trong khi đó, một số mẹ lại ngâm rửa hay hầm nấu thực phẩm quá lâu, mở vung nhiều lần khi nấu khiến vi chất hao hụt. Nấu nướng không đúng cách có thể khiến vitamin C hao hụt 50%; vitamin B1 giảm 30%; 20% carotene.
- Để hạn chế hao hụt chất dinh dưỡng, các mẹ có thể nghiền và xay nhỏ thức ăn sau khi nấu chín, không nên nghiền xay trước khi nấu. Khi nấu, mẹ nên giảm lượng nước.
- Các mẹ nên nhớ rằng: hấp tốt hơn luộc, nướng tốt hơn rán… Trong số cách chế biến, với rau củ: ăn tươi hoặc hấp tốt hơn vì giữ nhiều chất dinh dưỡng hơn luộc, hầm, chiên xào,… Ăn sống giúp giữ nguyên giá trị các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng với thực phẩm đảm bảo vệ sinh, thực sự tươi ngon.
- Đối với chất béo (lipid), khi đun lâu ở nhiệt độ cao, axit béo không no sẽ bị oxy hóa làm mất tác dụng dinh dưỡng. Hạn chế sử dụng dạng dầu giàu chất béo không no (dầu trộn salad) cho mục đích xào, chiên rán vì dạng dầu này sẽ bị biến tính do nhiệt. Các chất khoáng (canxi, photpho, kali, natri, magiê…) trong quá trình nấu có thể biến đổi về số lượng do chúng hòa tan vào nước. Ăn cả cái lẫn nước mới tốt cho sức khỏe.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé không đúng theo nhu cầu
Ở trẻ phát triển bình thường cùng độ tuổi, nhu cầu về vi chất dinh dưỡng là giống nhau. Tùy theo từng giai đoạn phát triển mẹ cần có chế độ bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ khác nhau.
Nhu cầu vitamin và khoáng chất ở trẻ bình thường, không có bệnh lý đặc biệt thường giống nhau, phụ thuộc chủ yếu vào lứa tuổi do đặc điểm phát triển của trẻ và theo nhu cầu khuyến nghị. Tuy nhiên, trẻ em có tình trạng dinh dưỡng khác nhau và cần bổ sung thêm theo thể trạng, từng giai đoạn phát triển.
Mẹ cũng cần lưu ý với các bé suy dinh dưỡng, sinh non có nhu cầu các chất, khoáng và vitamin cao hơn các bé bình thường. Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu hụt nhiều chất khoáng và vi lượng. Do đó, ngoài cung cấp theo nhu cầu hàng ngày còn phải bù thêm cho phần dự trữ. Trẻ sinh non thường bị mất muối qua thận nên trong sữa sinh non phải bổ sung nhiều natri bên cạnh đạm, canxi, photpho, vitamin.
Những bé thiếu máu, thiếu sắt cần được cung cấp thêm vitamin C để dễ hấp thu, thêm đạm để tạo máu tốt so với nhu cầu hàng ngày. Trẻ còi xương có chiều cao thấp do thiếu canxi và vitamin D. Các bé này cần bổ sung canxi thiếu hụt trong xương, thêm các khoáng chất hỗ trợ xương khác nhau như magie, photpho… hay các vitamin giúp xương khỏe hơn như vitamin D, A, K2…
Tham khảo thêm:
Giải pháp bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé
Theo Ths. Bs Trịnh Hồng Sơn – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia: Có 3 giải pháp chính để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Giải pháp ngắn hạn – trung hạn và giải pháp dài hạn.
Vi chất dinh dưỡng từ nguồn tổng hợp: Đây được coi là giải pháp ngắn hạn, khi mà tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng còn phổ biến hoặc trầm trọng, các vi chất dinh dưỡng được tổng hợp thành các chế phẩm để sử dụng bổ sung trực tiếp. Ba mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chứa chất bảo quản để hỗ trợ bé tốt nhất.
Mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe Vitamin và khoáng chất tổng hợp Nutrilite trẻ em cho bé. Đây là dòng sản phẩm chuyên biệt của Nutrilite dành cho trẻ em cung cấp 11 loại vitamin và 4 loại vi chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Với chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên được nuôi trồng tại các trang trại hữu cơ đạt chứng nhận USDA – Mỹ, vì vậy đây là sản phẩm các mẹ nên dùng cho bé trong độ tuổi từ 2 – 12 tuổi.
Vi chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm được tăng cường thêm vi chất:
Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm có nghĩa là cho một loại vi chất nhất định hoặc một số loại vi chất vào trong một loại thực phẩm nào đó mà được nhiều người sử dụng nhất, tiêu thụ thường xuyên và thuận tiện. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm giúp dự phòng thiếu vi chất dinh dưỡng thông qua bữa ăn hàng ngày.
Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều loại thực phẩm được tăng cường vi chất dinh dưỡng sẵn có trên thị trường, như: muối hoặc bột canh trộn i-ốt; nước mắm tăng cường sắt; bánh quy bổ sung sắt-kẽm (sản phẩm của Viện Dinh dưỡng),…
Vi chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm tự nhiên:
Biện pháp lâu dài và cơ bản, có tính bền vững cao là cải thiện chất lượng bữa ăn. sao cho khẩu phần ăn cung cấp đầy đủ, cân đối nhu cầu về mặt dinh dưỡng, trong đó có các vi chất dinh dưỡng. Vi chất dinh dưỡng được cung cấp từ khẩu phần ăn đa dạng, sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu vi chất. Căn cứ vào nguồn gốc thực phẩm, ta có thể chia ra 2 làm loại là thực phẩm có nguồn gốc thực vật và thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Nguồn động vật: Vi chất dinh dưỡng có nhiều trong các loại gan động vật, lòng đỏ trứng, các loại thịt có màu đỏ, tôm đồng, lươn, hàu, sò, sữa, thịt bò, cá… Với trẻ nhỏ, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.
Nguồn thực vật: Vi chất dinh dưỡng có nhiều trong rau, quả có màu vàng, đỏ (như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu…) và các loại rau có lá xanh sẫm (như rau muống, rau ngót, cải bó xôi, súp lơ xanh…), trong các loại quả như bưởi, táo, lê, chuối, dâu tây,… đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc…).
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những sai lầm trong bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ. Hãy theo dõi thường xuyên các bài viết của chúng tôi để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích giúp chăm sóc bé tốt hơn nhé!