Phân loại bệnh tiểu đường

Mục lục

Bệnh tiểu đường đang là một trong những bệnh lý mãn tính phổ biến nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Phân loại bệnh tiểu đường phụ thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, và cách điều trị. Cụ thể từng loại bệnh ra sao, hãy cùng Yourdetox.net tìm hiểu dưới đây.

Thế nào là bệnh tiểu đường?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường. Đây được coi là một loại bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất do lượng hormone insulin ở tuyến tụy tiết ra không đủ, không thể dung hòa lượng đường nạp vào cơ thể, khiến đường huyết tăng cao, vượt mức cho phép và gây bệnh. Có bao nhiêu loại tiểu đường, cùng tìm hiểu nhé!

Z3000235625517 21a70f8e47bfcba6e7951e8030c1411e
Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có mấy loại?

Tiểu đường type 1 (dạng 1)

Đái tháo đường gần như phụ thuộc vào insulin. Một trong những lý do chính gây ra bệnh tiểu đường type 1 là do phản ứng quá mẫn loại IV hay còn được biết là phản ứng quá mẫn qua trung gian tế bào. Khi đó các tế bào miễn dịch lympho T tấn công và phá hủy chính tuyến tụy của người bệnh và làm cho tuyến tụy sản sinh ra một lượng rất ít insulin hoặc không hề sản sinh ra insulin.

Những người mắc đái tháo đường type 1 phải sử dụng insulin đến hết phần đời còn lại vì lượng insulin nội sinh không có và cần một lượng insulin từ ngoài đưa vào, do vậy họ phải dùng phương pháp tiêm insulin. Thực tế cho thấy, bệnh nhân tiểu đường type 1 chỉ có thể điều trị bằng insulin và không điều trị lành (trừ khi ghép tụy) ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và chất lượng cuộc sống người bệnh.

Ở dạng 1, những người mắc bệnh thường là những người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) và đang có dấu hiệu trẻ hóa – một tình trạng đáng báo động hiện nay. Theo điều tra Y tế, có khoảng 10% số người trong độ tuổi thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường loại 1 và phần lớn trong số đó thường là dưới 20 tuổi.

Khi mắc bệnh này, người bệnh sẽ bộc lộ rõ những triệu chứng sau: luôn trong tình trạng đói bụng, thèm ăn, ăn nhiều; khát nước, uống nhiều nước; đi tiểu nhiều lần trong ngày; không trong chế độ ăn kiêng mà sút cân nhanh chóng dù vẫn ăn rất nhiều… Đây là những biểu hiện rất dễ nhận biết, hãy để ý và lắng nghe cơ thể khi có những dấu hiệu trên cần đến các cơ sở y tế để chẩn đoán và khám chữa bệnh kịp thời.

Z3001056353030 0ba2f1f4f530561ecc1770129c060b48
Tiểu đường type 1

Tiểu đường type 2 (dạng 2)

Khác với bệnh đái tháo đường type 1, ở type 2 có đến gần 95% gặp ở người trưởng thành hoặc người cao tuổi. Bệnh này không chỉ do di truyền mà còn liên quan rất nhiều đến những vấn đề khác trong lối sống, lối sinh hoạt hằng ngày như: chế độ ăn uống thiếu khoa học, không lành mạnh, ít vận động, thừa cân, béo phì.

Nếu như bệnh tiểu đường dạng 1 có những triệu chứng dễ nắm bắt hơn thì ở dạng 2, những biểu hiện bệnh lại âm thầm, lặng lẽ, khó phát hiện và dễ khiến người ta chủ quan, lơ là. Thông thường, người bệnh đi khám các biến chứng của bệnh đái tháo đường type 2 như: thị lực giảm, lở loét da, mẩn ngứa, tê bì chân tay,… rồi sau đó mới phát hiện ra mình mắc bệnh.

Việc thiếu hụt insulin, insulin bị đề kháng ở tế bào hoặc hoạt động của insulin kém khiến cho tiểu đường type 2 khác với tiểu đường type 1 nên việc điều trị bệnh này không chỉ ở việc bổ sung insulin mà còn phụ thuộc vào rất nhiều nhóm. Chẳng hạn như sử dụng thuốc uống, thuốc chích để điều trị làm cho hạ đường huyết. 

Điều đáng nói ở đây là người bệnh hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát lượng đường trong máu nhờ việc điều trị lành và kết hợp với việc sống khoa học, lành mạnh, tích cực hơn. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, lắng nghe tư vấn và chỉ định của bác sĩ để nắm bắt chính xác tình trạng bệnh. Đặc biệt, ở tiểu đường type 2, người bệnh cũng không nên lo lắng quá mà thay vào đó là nên vừa ăn uống dinh dưỡng với chăm chỉ luyện tập, góp phần làm thoái lui bệnh tật.

Z3001046860901 1f48b4916fb2732b8a0363604c38167b
Tiểu đường type 2

Loại tiểu đường khác

Ngoài hai loại tiểu đường phổ biến kể trên, chúng ta còn bắt gặp loại khác gọi là bệnh tiểu đường thứ phát. Loại bệnh này thường xảy ra trong quá trình mang thai của người phụ nữ hoặc do các nguyên nhân thường thấy khác khác như: lạm dụng thuốc tránh thai, thuốc điều trị huyết áp; rối loạn nội tiết tố, do các bệnh lý khác gây nên,… và nó cũng có triệu chứng bệnh tương tự tiểu đường type 2.

Z2969315573378 61dc607446a69701aa60f8bcad1a7e13
Bệnh tiểu đường thứ phát

Với những loại tiểu đường nêu trên, người bệnh rất cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cách điều trị từng loại,… để chủ động nắm bắt tình trạng sức khỏe bản thân, tránh để lại những hậu quả khó lường.

Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường hãy bổ xung thêm chất xơ, vitamin, protein thực vật từ bộ sản phẩm dinh dưỡng đến từ Nutrilite -thương hiệu bán chạy số 1 thế giới từ năm 1937.

Sản phẩm dinh dưỡng phù hợp với bệnh nhân tiểu đường là protein từ thực vật, chất xơ, vitamin tổng hợp. Sản phẩm hỗ trợ cung cấp chất Coenzyme Q10, nguồn dưỡng chất thực vật phong phú từ thiên nhiên nhằm hỗ trợ hạn chế và giảm thiểu tối đa quá trình oxy hóa và nâng cao sức khỏe tim mạch. Xem thêm các sản phẩm phù hợp cho người tăng huyết áp Tại đây.

Để biết thêm về các kiến thức khác về tiểu đường, hãy tham khảoTiểu đường

Mọi thắc mắc về tiểu đường, xin liên hệ đường dây nóng 0356 897 899 để được giải đáp.

Hãy đăng ký nhận thông báo từ Yourdetox trên trình duyệt, hoặc điền email vào form bên dưới để không bỏ lỡ tin tức hàng tuần của Yourdetox.

Trả lời