Một trong những bệnh lý nguy hiểm tại dạ dày chính là xuất huyết. Xuất huyết dạ dày không còn xa lạ với chúng ta, thậm chí tỉ lệ người mắc phải căn bệnh này đang ngày càng tăng cao. Nguyên nhân nào dẫn đến chứng bệnh xuất huyết dạ dày này? Hãy cùng Yourdetox tìm hiểu nhé!
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày hay còn là tình trạng các niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nề dẫn đến chảy máu. Người bệnh bị xuất huyết dạ dày hoàn toàn có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, kèm theo là những cơn đau đớn dữ dội.
Xuất huyết dạ dày có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, mọi lứa tuổi. Căn bệnh này hoàn toàn có thể lấy đi sinh mạng của bạn nếu không được chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày
Loét dạ dày – tá tràng
Đây là nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất, chiếm khoảng 40% các ca bệnh. Những lỗ viêm, vết loét tại dạ dày và một phần ở tá tràng (đầu ruột non), sau khi trở nên tổn thương nặng nề sẽ xảy ra tình trạng xuất huyết dạ dày.
Tình trạng viêm loét càng trở nên nặng nề hơn nếu lối sống của bạn không lành mạnh, kết hợp với điều trị không đúng cách thì sẽ dẫn tới chảy máu dạ dày. Các nguyên nhân dẫn đến loét dạ dày như uống rượu bia, bỏ bữa, sử dụng thuốc kháng sinh nhiều,…Tình trạng các vết loét ngày càng sâu và có thể trở thành vết thủng dạ dày. Bệnh tình càng nặng nề như vậy hoàn toàn có thể lấy đi tính mạng của bạn nếu không được chữa trị ngay lập tức.
Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày phát triển bất thường đột biến, mất kiểm soát và xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Khi bệnh ung thư dạ dày tiến triển nặng, có thể gây tử vong.
Khi mắc ung thư dạ dày, bệnh nhân hoàn toàn có thể mắc theo triệu chứng xuất huyết dạ dày, những cơn đau đơn cùng thực trạng đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu sẽ xuất hiện, có thể gia tăng tần suất nếu ung thư nặng hơn.
Viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp là tình trạng lớp niêm mạc ở trên cùng của dạ dày bị sưng đỏ, trầy xước. Đây là những tổn thương nông trên bề mặt. Tình trạng viêm dạ dày cấp thường khởi phát đột ngột và qua đi nhanh chóng.
Nguyên nhân thường dẫn đến viêm dạ dày cấp là do sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, các loại vi khuẩn như Helicobacter Pylori (HP), Liên cầu alpha tan máu, Clostridium septicum hay virus: CMV, Herpes, cùng tình trạng sinh hoạt chưa đúng, sẽ dẫn tới bệnh viêm dạ dày cấp. Khi mắc viêm dạ dày cấp, tình trạng xuất huyết dạ dày là điều tất yếu.
Viêm ruột
Viêm ruột là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nói chung ở ruột gây ra do cả vi khuẩn lẫn virus. Nếu tình trạng viêm xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiêu hóa sẽ phá vỡ chức năng của các cơ quan, gây đau đớn và đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh viêm ruột mạn tính gồm hai bệnh chính là viêm loét đại trực tràng chảy máu và bệnh Crohn.
Người bệnh không tránh khỏi sự đau đớn cùng việc xuất huyết dạ dày, thường biểu hiện đau đớn và đi ngoài ra máu.
Các bệnh về máu
Khi mắc các bệnh về máu như sốt xuất huyết, xuất huyết giảm tiểu cầu, sung tủy, hoặc các bệnh khó đông máu khác,… bệnh nhân hoàn toàn có khả năng xuất huyết dạ dày. Các bệnh nhân này sẽ mắc chứng rối loạn đông máu và cầm máu, do đó khả năng chảy máu tại dạ dày là hoàn toàn có thể. Bệnh nhân có thể nôn ra máu, đi ngoài ra máu kèm theo là sự đau đớn, khó chịu tại ổ bụng.
Ngoài ra, bệnh nhân khi mắc các bệnh như thoát vị hoành, tĩnh mạch trướng dạ dày trong tăng áp cửa, chảy máu trong bệnh Dieulafoy hoặc Polype dạ dày tá tràng,… hoàn toàn có thể dẫn tới xuất huyết dạ dày.
Bệnh xuất huyết dạ dày còn phụ thuộc nhất nhiều vào lối sống của bạn. Nếu bạn có lối sống chưa khoa học, ăn uống không lành mạnh, căng thẳng kéo dài thì quá trình điều trị xuất huyết dạ dày sẽ vô cùng khó khăn và tình trạng bệnh còn có nguy cơ nặng hơn. Do đó, một lối sống lành mạnh là điều cực kỳ cần thiết cho bệnh nhân.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích nhất về nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày mà Yourdetox đề cập.
Để biết thêm về các kiến thức khác về bệnh đau dạ dày, hãy tham khảo bệnh đau dạ dày.
Mọi thắc mắc về bệnh đau dạ dày, xin liên hệ đường dây nóng 0356 897 899 để được giải đáp.
Hãy đăng ký nhận thông báo từ Yourdetox trên trình duyệt, hoặc điền email vào form bên dưới để không bỏ lỡ tin tức hàng tuần của Yourdetox.