Vi khuẩn HP không chỉ là nỗi lo mà còn trở thành nỗi sợ với người dân Việt Nam chúng ta. Ở Việt Nam tỉ lệ người mắc vi khuẩn HP rất cao. Vậy vi khuẩn HP có thật sự nguy hiểm không?
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori. Chúng sinh sôi và phát triển tại dạ dày của con người. Hình dạng xoắn ốc của vi khuẩn HP có thể giúp vi khuẩn tấn công vào niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn HP sẽ tấn công niêm mạc dạ dày và gây tổn thương dạ dày. Khi tổn thương nghiêm trọng, axit có thể đi qua lớp niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương, dẫn đến viêm loét. Các vết loét này có thể chảy máu, gây nhiễm trùng hoặc ngăn thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa và dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau ở hệ thống tiêu hóa.
Đường lây của vi khuẩn HP
Cực kì đáng lo ngại khi loại vi khuẩn này lây lan qua đường tiêu hóa. Đồng nghĩa với việc, bạn chỉ cần ăn chung, uống chung, hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân thông qua các giọt bắn có trong nước bọt, cũng có thể lây nhiễm vi khuẩn này. . .
Tỷ lệ bệnh nhân mắc vi khuẩn HP ở Việt Nam là vô cùng cao, lên đến 70%, vì thói quen sinh hoạt thân thiện hằng ngày. Đặc biệt, hiện này tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh cũng khiến việc loại bỏ vi khuẩn này gặp nhiều khó khăn.
Dấu hiệu cơ bản khi nhiễm vi khuẩn HP là không rõ ràng, người bệnh thường phát hiện khi đau dạ dày, từ các vết loét do vi khuẩn này gây nên.
Vi khuẩn HP liệu có nguy hiểm không?
Vi khuẩn HP không phải loại nào cũng gây nguy hiểm, không phải ai mắc loại vi khuẩn này cũng tái phát thành bệnh. Chúng có tới 200 loại và các loại vi khuẩn chứa gen CagA mới thường gây tổn thương niêm mạc, gây ra các bệnh lí về dạ dày.
Khi nhiễm loại vi khuẩn này, người bệnh có thể mắc các bệnh lí liên quan đến dạ dày.
Viêm loét dạ dày
Vi khuẩn HP hoàn toàn có thể tấn công niêm mạc dạ dày, gây ra các ổ viêm, loét. Từ đó, bệnh viêm loét dạ dày được hình thành và gây những cơn đau dữ dội cho bệnh nhân. Khi nghiêm trọng, các vết loét có thể tạo nên vết thủng, lỗ hổng cho dạ dày. Thức ăn qua đó sẽ trào ra ngoài, gây nguy hiểm tới tính mạng.
Bệnh viêm loét dạ dày sẽ càng trở nên nguy hiểm nếu bệnh nhân không kịp thời chữa trị hoặc không quan tâm điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình. Viêm loét càng trở nên nặng nề hơn thì ảnh hưởng cực kì lớn đến quá trình tiêu hóa trong cơ thể. Vấn đề tiêu hóa gặp khó khăn sẽ kéo theo rất nhiều ảnh hưởng tới cơ quan khác.
Xuất huyết niêm mạc dạ dày
Xuất hiện niêm mạc dạ dày hay chính là tình trạng chảy máu dạ dày. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do các vết viêm loét bị vi khuẩn HP làm tổn thương nghiêm trọng, kết hợp với thói quen sinh hoạt xấu, dẫn tới tình trạng chảy máu này.
Nếu xuất huyết nhẹ, thì bệnh diễn biến nhanh chóng và không có biểu hiện suy nhược nghiêm trọng. Có thể gây nên tình trạng thiếu máu tạm thời, cơ thể mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo.
Nếu xuất huyết nặng, người bệnh mất tỉnh táo, có dấu hiệu suy nhược nghiêm trọng, suy tim, mạch nhỏ, không ổn định, không thể cử động và tức ngực khó thở. Chỉ số huyết áp cũng như mạc đập tụt giảm nhanh chóng.
Ung thư dạ dày
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Còn việc nhiễm vi khuẩn HP sẽ chuyển sang ung thư dạ dày hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như gen của từng người, chế độ ăn uống, sinh hoạt và độc tính của vi khuẩn. Việc hút thuốc và uống rượu kết hợp với loại vi khuẩn này sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, đặc biệt đối với các ung thư phần trên dạ dày gần thực quản.
Quá trình ung thư sẽ được chữa khỏi nếu bạn phát hiện sớm, nhưng không phát hiện và điều trị kịp thời thì tính mạng của bạn có thể gặp nguy hiểm lớn.
Phòng tránh vi khuẩn HP bằng cách nào?
Như đã đề cập, vi khuẩn HP không phải là tất cả đều có hại, nhưng những nguy hiểm mà chúng mang lại khiến chúng ta rùng mình, hoảng hốt. Phòng tránh và điều trị vi khuẩn HP là điều cần thiết với mỗi chúng ta.
Vì lây qua đường tiêu hóa nên các bạn có thể từ bỏ một vài thói quen để loại vi khuẩn này không truyền nhiễm lan rộng. Mớn ăn cho trẻ nhỏ cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Các thành viên trong gia đình khi sử dụng chung bát đũa, ăn chung, uống chung cũng khó tránh được tình trạng lây nhiễm chéo. Việc của bạn là hạn chế tối đa việc tiếp xúc ăn uống chung với những người ngoài.
Để điều trị khi nhiễm vi khuẩn HP, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ kê đơn và điều trị. Bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc làm giảm axit trong dạ dày,… Bên canh đó, bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống hợp lí để kết hợp điều trị với thuốc.
Các thực phẩm chứa omega-3 và omega-6 như cá hồi, dầu oliu,…có thể giảm viêm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn này. Probiotics có trong thực phẩm như sữa chua hoặc các sản phẩm bổ sung dưới dạng viên nang có thể tăng cường vi khuẩn tốt trong ruột và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn HP. Ngoài ra, bổ xung các loại rau của quả tươi, không chua, nên luộc sẽ phù hợp cho người bệnh. Một số loại rau như bông cải xanh còn có thể ngăn ngừa ung thư.
Để biết thêm về các kiến thức khác về bệnh đau dạ dày, hãy tham khảo bệnh đau dạ dày.
Mọi thắc mắc về bệnh đau dạ dày, xin liên hệ đường dây nóng 0356 897 899 để được giải đáp.
Hãy đăng ký nhận thông báo từ Yourdetox trên trình duyệt, hoặc điền email vào form bên dưới để không bỏ lỡ tin tức hàng tuần của Yourdetox.