Trẻ biếng ăn – 4 nguyên nhân chủ yếu và cách khắc phục

Mục lục
Con bạn biếng ăn, chậm lớn phải làm sao? Là cha mẹ việc trẻ biếng ăn là “nỗi lo sợ” luôn khiến bạn phải bận tâm và trăn trở. Bởi trẻ nhỏ cần được ăn uống đầy đủ để đảm bảo cơ thể nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển thể chất cũng như trí tuệ. Phải làm sao để khắc phục tình trạng này để con bạn cao lớn thông minh mỗi ngày? Tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây.
Tre Bieng An 1
Trẻ biếng ăn là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ

Biếng ăn là gì?

Biếng ăn là tình trạng có thể gặp phải ở mọi trẻ em, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Biếng ăn hay còn gọi là chán ăn, đây là một chứng rối loạn ăn uống được biểu hiện bằng việc nạp và cơ thể lượng thức ăn rất thấp không đủ để phục vụ cho các hoạt động sống của cơ thể. Biếng ăn có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như chậm phát triển, còi xương, tổn thương các cơ quan chính như tim mạch, huyết áp, thậm chí tử vong.

Phân loại mức độ biếng ăn ở trẻ

️Trẻ biếng ăn mức độ 1: Trẻ có xu hướng uống nhiều hơn ăn.

Trẻ rơi vào tình trạng biếng ăn mức độ 1 thường không chịu ăn thức ăn thô (cơm, thịt, cá, rau củ,…) mà chủ yếu chỉ uống sữa hoặc nước, thích uống bằng bình.

Trẻ biếng ăn mức độ 2: Trẻ có vấn đề về vị giác

Trẻ thường có biểu hiện chỉ thích ăn 1 loại thực phẩm. Ví dụ như chỉ thích ăn thịt, hoặc chỉ thích ăn trứng,…

Trẻ biếng ăn mức độ 3: Trẻ ăn chậm hoặc trì hoãn bữa ăn.

Trong quá trình ăn, những trẻ biếng ăn mức độ 3 thường không tập trung khi ăn, ăn chậm, hay ngậm hoặc nhè thức ăn ra ngoài.

Trẻ biếng ăn mức độ 4: Trì hoãn tâm lý trong lúc ăn (Biếng ăn tâm lý)

Các trẻ này thường nằm trong độ tuổi mà biểu hiện tính độc lập cao, phát triển các biểu hiện như: quấy khóc, dễ khóc, dễ vui khi ăn.

Trẻ biếng ăn mức độ 5: Trẻ biếng ăn báo động

Trẻ có biểu hiện từ chối thức ăn, quay mặt đi, cáu gắt, không hào hứng với việc ăn uống. Nhất quyết không chịu ăn khi không được xem tivi hoặc điện thoại.
Tre Bieng An 5
Cần xác định mức độ biếng ăn ở con bạn để có biện pháp khắc phục tình trạng này

Nguyên nhân của chứng biếng ăn ở trẻ em 

Có những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bé lười ăn như:

1.1 Khẩu phần ăn thiếu cân đối hoặc ăn dặm quá sớm

Nhiều bậc cha mẹ có xu hướng cho con ăn dặm quá sớm hay không cân đối khẩu phần ăn khiến cơ thể trẻ bị thiếu chất. Đặc biệt khi thiếu vitamin nhóm B, kẽm, selen khiến bé lười ăn, việc hấp thu dinh dưỡng qua đó cũng bị hạn chế. Việc không bổ sung đầy đủ chất xơ khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng, cơ thể khó chịu và dẫn tới tình trạng chán ăn.

1.2 Thay đổi sinh lý hoặc mắc bệnh

Quá trình phát triển của trẻ trải qua những thay đổi tâm sinh lý tương ứng với các giai đoạn như: biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi,… Ví dụ như trẻ sắp mọc răng, phần nướu sẽ bị sưng gây cảm giác khó chịu nên thường biếng ăn. 
Biếng ăn ở trẻ cũng có thể gặp khi bé dùng kháng sinh kéo dài, uống viên sắt, uống vitamin A, vitamin D quá liều. Ngoài ra, tình trạng biếng ăn cũng gặp ở những trẻ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) hoặc viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi),… Những trẻ này thường có biểu hiện ăn ít hoặc bỏ ăn vì không có cảm giác đói, muốn ăn.

1.3 Thói quen cho trẻ ăn của cha mẹ

Trẻ nhỏ cần được sinh hoạt ăn uống theo chế độ giờ giấc nhất định. Cha mẹ không nên cho các bé ăn quá nhiều đồ ăn vặt trong ngày hoặc ăn ngay trước bữa ăn chính. Bên cạnh đó, thực đơn không được chế biến hấp dẫn, các món ăn không được thay đổi thường xuyên cũng khiến bé cảm thấy mất hứng thú với việc ăn uống.
Cha mẹ thường mở cho bé xem tivi, điện thoại với mong muốn tạo hứng thú, giúp bé ăn ngon hơn. Tuy nhiên, việc này lại gây phản tác dụng bởi khiến trẻ không tập trung khi ăn, mải xem, ăn chậm khiến cho bé có cảm giác ngang bụng.
Tình trạng biếng ăn ở trẻ có thể đến từ việc món ăn không được chế biến hấp dẫn hoặc lặp lại một vài món ăn hay nguyên liệu nấu ăn với tần suất quá dày.
Tre Bieng An 2
Thực đơn không hấp dẫn cũng gây ra tình trạng trẻ lười ăn

1.4 Yếu tố tâm lý

Nhiều ông bố bà mẹ có xu hướng ép trẻ ăn bằng cách quát mắng, hoặc thậm chí đánh đòn để buộc trẻ phải ăn. Điều này sẽ tạo tâm lý không muốn ăn, sợ việc ăn ở trẻ. 
Khi thay đổi môi trường sống, thay đổi giờ ăn, người cho ăn cũng có thể ảnh hưởng tới tâm trạng của trẻ và khiến trẻ hờn dỗi không muốn ăn.

Hậu quả của tình trạng biếng ăn ở trẻ

Tình trạng biếng ăn ở trẻ nếu kéo dài có thể gây ra 1 số hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe như: 
  • Vấn đề về tim mạch: Tình trạng suy dinh dưỡng và nôn trớ nhiều lần có thể gây ra thấp tim ở trẻ em và nhiều bệnh lý tim mạch khác.
  • Tụt huyết áp: Việc thiếu dinh dưỡng cũng dẫn tới tình trạng huyết áp thấp ở trẻ em.
  • Mất cân bằng điện giải: Với những trẻ biếng ăn, gặp phải tình trạng táo bón phải sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu, nó có thể khiến cơ thể mất cân bằng điện giải và dẫn đến các tình trạng sưng não có thể dẫn tới tử vong.
  • Thiếu hồng cầu: Theo các nghiên cứu khoa học, ít nhất một phần ba số trẻ biếng ăn có số lượng hồng cầu trong cơ thể thấp.
  • Dạ dày: Việc ăn uống không đầy đủ sẽ làm nhu động ruột bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Thận: Trẻ biếng ăn có thể uống quá nhiều chất lỏng hoặc quá ít, cả hai tình trạng này đều cực kỳ có hại và dẫn đến bất thường điện giải hoặc sỏi thận  tương ứng.
  • Xương: Trẻ biếng ăn cơ thể sẽ bị thiếu chất, nhất là canxi dẫn tới nguy cơ bị gãy xương cao hơn những trẻ bình thường cùng độ tuổi khác. 

Phương pháp điều trị chứng biếng ăn ở trẻ em

Không có phương pháp cụ thể nào để ngăn ngừa chứng biếng ăn ở trẻ, nhưng can thiệp sớm có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe của con bạn. 
Với những trẻ biếng ăn, cha mẹ cần kiên nhẫn và có thể tùy theo mức độ biếng ăn mà có những sự chủ động cải thiện như:
  • Cho trẻ tập uống sữa, nước bằng cốc có ống hút.
  • Cho trẻ tập ăn đa dạng các loại thức ăn trong thời kỳ tập ăn dặm để kích thích vị giác và khả năng cảm nhận các vị thức ăn khác nhau của trẻ.
  • Thay đổi thực đơn liên tục, chế biến món ăn đa dạng màu sắc, hình dạng để lôi cuốn trẻ hứng thú với việc ăn uống.
Tre Bieng An 4
Thực đơn hấp dẫn được trình bày đẹp mắt sẽ thu hút trẻ quan tâm hơn tới việc ăn uống
  • Trong bữa ăn nên cho trẻ ăn các vị trung hòa, không quá mặn hoặc quá ngọt để cải thiện vị giác.
  • Cho trẻ ngồi trên ghế ăn hoặc bàn ăn cùng với gia đình để tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ và gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
  • Hạn chế tối đa tình trạng bé vừa ăn chơi đồ chơi, vừa xem tivi hay điện thoại.
  • Tạo tâm lý sẵn sàng, chủ động với việc ăn uống cho trẻ bằng việc hỏi bé còn có muốn ăn món này hay không? Mình bắt đầu ăn trưa/tối nhé?
  • Kể 1 câu chuyện hoặc giải thích để trẻ hiểu được ý nghĩa của món ăn, của việc ăn uống, tạo hứng thú với việc ăn.
  • Với những trẻ có biểu hiện cáu gắt, khóc khi ăn, cha mẹ nên kết thúc bữa ăn. Sau 30 đến 45 phút sau hãy cho trẻ ăn 1 bữa khác để trẻ không cảm thấy sợ hãi với việc ăn.
  • Để riêng các món ăn, khuyến khích trẻ chọn món trẻ thích để hứng thú hơn trong bữa ăn.

Vậy trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để tạo hứng thú ăn uống?
Các bậc phụ huynh có thể bổ sung các loại vitamin cho trẻ để cơ thể trẻ được cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết, do không được hấp thu đầy đủ qua việc ăn uống. Việc bổ sung đủ chất còn giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn và hứng thú với việc ăn uống.

Các dòng sản phẩm tiêu biểu dành cho trẻ phải kể đến như: sản phẩm Vitamin và Khoáng chất tổng hợp Nutrilite – Trẻ em (hay còn gọi là Viên Gấu Nutrilite) của Amway. 
Tpbvsk Bo Sung Vitamin Cho Tre Em Min
Vitamin và Khoáng chất tổng hợp Nutrilite dành cho Trẻ em của Amway
Trong sản phẩm Vitamin và Khoáng chất tổng hợp Nutrilite trẻ em sẽ cung cấp 11 vitamin gồm: A, B1, B2, niacin, B6, folate, B12, C, D, E và pantothenate cùng 4 khoáng chất thiết yếu: canxi, sắt, đồng, kẽm hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Trong đó: 
  • Vitamin A tốt cho thị lực, da và hình thành hệ cơ xương
  • Vitamin nhóm B giảm mệt mỏi, hỗ trợ vận động, chuyển hoá, giảm thiếu máu, giảm dị tật, kích thích quá trình tiêu hóa, tổng hợp chất dinh dưỡng (Còn được gọi là vitamin vui vẻ).
  • Vitamin C: Chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, hình thành collagen, hấp thụ khoáng chất.
  • Vitamin D: Hấp thu và sử dụng canxi, chống còi xương trẻ em & loãng xương người già.
  • Vitamin E: Bảo vệ võng mạc, chống oxy hóa, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Canxi, sắt, đồng, kẽm: là 4 loại vi chất quan trọng, không thể thiếu đối với sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, việc bổ sung kẽm sẽ giúp cải thiện độ nhạy cảm của vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. 
Tre Bieng An 3
Trẻ ăn ngon miệng hơn nhờ Vitamin và khoáng chất tổng hợp cho bé của Nutrilite
  • Vitamin và Khoáng chất tổng hợp Nutrilite – Trẻ em có hàm lượng các loại vi chất cao, đặc biệt hỗ trợ cho việc tăng cường sức đề kháng, sức khỏe cho trẻ gầy yếu, biếng ăn, suy dinh dưỡng, phù hợp đối với quá trình phát triển của trẻ.
  • Không giống như nhiều loại thực phẩm bổ sung khác, sản phẩm Vitamin và Khoáng chất tổng hợp Nutrilite trẻ em có thành phần được chiết suất từ các loại trái cây nhiệt đới, chuẩn Organic được chứng nhận bởi Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Vì vậy, việc bổ sung thường xuyên và đều đặn Vitamin và Khoáng chất tổng hợp Nutrilite – Trẻ em vô cùng tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Để được tư vấn kỹ hơn về các sản phẩm khắc phục tình trạng biếng ăn mà con bạn đang gặp phải, hãy gọi vào số Hotline của chúng tôi.nhé!

Để lại một bình luận