Như bạn đã biết, cơ thể người có khoảng 100 nghìn tỷ tế bào. Từng tế bào chứa hàng ngàn protein, cho nên protein được ví như cỗ máy nhỏ bên trong tế bào. Trong đó, protein chiếm tới 50% khối lượng thô của tế bào, thành phần thiết yếu trong cơ thể. Vì vậy cơ thể phải bổ sung protein đầy đủ qua chế độ ăn hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về vai trò của protein đối với sự phát triển của cơ thể như thế nào nhé!
Protein là gì?
Protein – chất đạm – là các phân tử sinh học cấu thành từ các mạch axit amin khác nhau. Đây là một trong ba chất dinh dưỡng quan trọng nhất cung cấp cho cơ thể cũng như duy trì sự sống.
Protein tham gia vào quá trình cấu tạo của cơ thể như máu, cơ bắp, duy trì sự sống của enzyme… Ngoài ra nó còn là nguồn năng lượng nuôi dưỡng cơ thể khi chiếm tới ⅕ trọng lượng cơ thể.
Nếu chế độ ăn không đầy đủ protein sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Cơ quan như tim, gan bị giảm kích thước và lượng protein trong máu cũng giảm. Tuy nhiên, nếu đổi lại bạn sử dụng quá nhiều protein trong chế độ dinh dưỡng cũng không thể làm cơ thể tăng trưởng thêm.
Vai trò của protein đối với sự phát triển của cơ thể
Protein cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể
Protein hình thành chất cơ bản giúp duy trì hoạt động sống qua sự tăng trưởng và duy trì các mô cơ thể. Qua quá trình tiêu hóa, hấp thụ, protein có trong những loại thực phẩm bạn tiêu thụ đều sở hữu một chức năng duy nhất. Protein có vai trò xây dựng cơ bắp, kích thích men và kháng thể, giúp đông máu, cân bằng chất lỏng và vận chuyển các chất cho cơ thể. Đồng thời hỗ trợ chuyển hóa năng lượng khi carbohydrate và chất béo thiếu.
Hỗ trợ cấu trúc cơ bắp
Protein là nền tảng phát triển cơ bắp, xương, da, dây chằng và gân. Khi cơ thể nạp protein mới thì nó sẽ thay thế mọi tế bào chết nhằm phát triển xây dựng cơ bắp, tóc và móng tay. Bạn chỉ cần bổ sung vừa đủ lượng protein vào chế độ dinh dưỡng sẽ giúp phát huy tối đa được tác dụng của nó. Cho nên, những vận động viên, người hoạt động cơ bắp nhiều, hay thường xuyên tập thể dục thì cần bổ sung đầy đủ hàm lượng protein cho cơ thể.
Bảo vệ cơ thể
Các tế bào bạch cầu với thành phần chính là protein có nhiệm vụ chống các tác nhân xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch sản xuất ra các protein có chức năng kháng được virus cùng với các kháng thể giúp cơ thể loại bỏ được tác nhân gây bệnh. Theo đó, nếu quá trình tổng hợp protein bị suy giảm thì khả năng bảo vệ cơ thể bị yếu dần đi.
Protein điều hòa chuyển hóa nước, cân bằng độ pH trong cơ thể
Protein với vai trò là chất đệm, giúp cân bằng độ pH và đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển các ion được trơn tru hơn. Ngoài ra, protein cũng hỗ trợ điều hòa nước trong cơ thể qua tế bào và mạch máu. Khi lượng protein trong máu không cao dẫn tới áp lực thẩm thấu giảm xuống và kéo theo hiện tượng phù nề.
Bên cạnh đó, protein cung cấp năng lượng cho cơ thể, chiếm khoảng 10 – 15% năng lượng trong khẩu phần ăn và là yếu tố quan trọng trong nhiều thành phần của cơ thể, chiếm 50% trọng lượng thô có trong người trưởng thành.
Những loại thực phẩm giàu protein
Trung bình người trưởng thành mỗi ngày phải cần ít nhất 0.8 gram protein/kg cân nặng. Đặc biệt với những người hoạt động cơ bắp thường xuyên thì phải cần nhiều hơn, số lượng khoảng 1.2 – 1.8 gam protein/kg cân nặng. Chế độ ăn uống thiếu hoặc thừa protein đều không tốt cho sức khỏe của bạn.
Protein có hai loại là protein hoàn chỉnh và protein không hoàn chỉnh. Loại protein hoàn chỉnh thường có trong thịt động vật. Protein không hoàn chỉnh thường có trong thức ăn từ thực vật. Cho nên cần kết hợp hài hòa giữa hai nguồn protein này để cơ thể phát triển cân đối, khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm bổ sung protein:
- Thịt: Thịt chứa hàm lượng protein lớn và vitamin nhóm B cần thiết phục vụ quá trình chuyển hóa năng lượng. Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt cừu… rất giàu hàm lượng protein.
- Hải sản: Tôm, mực, cá hồi,.. – nguồn protein tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, hải sản cũng chứa hàm lượng lớn omega – 3 tốt cho tim mạch và bổ sung máu cho cơ thể.
- Trứng: Trung bình một quả trứng chứa tới 6 gram protein cùng các vi chất dinh dưỡng giúp cấu thành tế bào.
- Đậu nành: Đây là nguồn cung cấp protein thực vật chứa nhiều acid amin thiết yếu. Ngoài ra, đậu nành còn giúp chống ung thư và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch qua việc cung cấp các chất chống oxy hóa, cung cấp chất xơ, vitamin… cho cơ thể.
- Ngũ cốc: Trong 26 gram ngũ cốc chứa 6 gram protein từ thành phần mầm lúa mạch và ngũ cốc nguyên cám phong phú.
Như vậy, để cơ thể phát triển khỏe mạnh thì bạn phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý với đa dạng nguồn thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt là nguồn protein cho cơ thể. Sự kết hợp giữa protein thực vật và động vật giúp duy trì sức khỏe, phát triển cơ thể mỗi ngày. Đồng thời cũng nên hạn chế thức ăn quá giàu chất béo, thay vào đó hãy bổ sung khẩu phần ăn nhiều chất xơ từ rau, trái cây, các loại hạt để hỗ trợ tiêu hóa, cung cấp protein và vitamin cho cơ thể khỏe mạnh.
Bạn cũng có thể bổ sung protein cho cơ thể bằng cách sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung Protein như TP BVSK Nutrilite Protein thực vật – 1 sản phẩm đến từ thương hiệu Nutrilite chứa nguồn protein thực vật chất lượng cao và an toàn. Sản phẩm giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể được khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ máu nhiễm mỡ và các bệnh về tim mạch.