Tìm hiểu chung về hệ miễn dịch

Mục lục

Hệ miễn dịch khỏe mạnh luôn là điều mỗi chúng ta ao ước. Nó đóng vai trò bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân gây bệnh. Hãy cũng Yourdetox tìm hiểu về hệ miễn dịch nhé!

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch của cơ thể giống như mạng lưới phức tạp, bao gồm các mô, tế bào, protein và một vài cơ quan trong cơ thể. Mạng lưới này sẽ bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh, có thể phát hiện và tiêu diệt chúng. Hệ miễn dịch được biết đến với ba loại chính là miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động.

Z2910845614028 8d02a66b35aea7edfb6fb6fbd9e5064c
Hệ miễn dịch

Đối với miễn dịch bẩm sinh tất cả chúng ta được sinh ra với một số mức độ miễn dịch đối với những bệnh bên ngoài. Thường được xem như tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại vi sinh vật gây bệnh xâm nhập cơ thể như da, lớp nhầy ở cổ họng hoặc ruột.

Nếu mầm bệnh tìm cách né tránh hệ miễn dịch bẩm sinh, khả năng miễn dịch thích ứng hoặc thụ động sẽ bắt đầu xảy ra.

Miễn dịch chủ động chính là khi chúng ta tiếp xúc với mầm bệnh (được tiêm vacxin, trực tiếp đã từng mắc bệnh…), cơ thể sẽ xây dựng một hệ thống kháng thể với các mầm bệnh khác nhau. Điều này đôi khi được gọi là bộ nhớ miễn dịch vì hệ miễn dịch của chúng ta nhớ những mầm bệnh trước đó.

Miễn dịch thụ động loại miễn dịch này có được từ một nguồn khác, và không có trí nhớ dài hạn. Giống như một em bé được bảo vệ nhờ nguồn miễn dịch đến từ mẹ khi còn trong nhau thai hoặc sau khi chào đời, lấy hệ miễn dịch này trong sữa mẹ, có thể giúp em bé chống lại tác nhất gây bệnh trong những năm đầu. Loại miễn dịch này sẽ dần mất đi khi em bé lớn.

Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch

Một số tế bào chính đảm nhận chức năng bảo vệ cơ thể trong hệ miễn dịch không thể không nhắc đến: tế bào bạch cầu với hai loại chính là tế bào lympho và đại thực bào, tế bào mastocyte,…

Miễn dịch bẩm sinh

Hệ miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch bẩm sinh là hàng rào bảo vệ đầu tiên, bao gồm da, chất nhầy bao bọc giác quan như tai, mũi, hoặc các chất hóa học có trong dịch vị dạ dày, nước bọt, nước mắt.

Khi tác nhân gây bệnh, thường là vi khuẩn, virus có trong không khí, môi trường, thông qua các giọt bắt nước bọt,… xâm nhập vào cơ thể, sẽ bị ngăn chặn lại bởi hàng rào bảo vệ này.

Miễn dịch thụ động

Khi hàng rào đầu tiên là miễn dịch bẩm sinh không thể ngăn chặn mầm bệnh, thì sẽ đến hàng rào tiếp theo là miễn dịch thụ động. Hệ miễn dịch này cần đến bạch cầu, cụ thể là tế bào lympho T và lympho B.

Khi đó, cơ thể cần thời gian nhất định để nhận diện các mầm bệnh bằng cách sản xuất các kháng thể.

Tế bào lympho T có trong tủy xương, sẽ theo đường máu đi khắp cơ thể, phá hủy những tác nhân gây bệnh. Khi bắt gặp tác nhân gây bệnh, lympho T nhân lên và tách thành tế bào chuyên biệt, tiêu diệt và đào thải mầm bệnh ra khỏi cơ thể.

Để làm được điều ấy thì lympho T phải kết hợp với lympho B. Lympho B sẽ có nhiều chức năng trong quá trình tiêu diệt mầm bệnh. Bản chất của lympho B sẽ tạo ra các protein hòa tan. Trong từng giai đoạn khác nhau mà chúng có nhiệm vụ khác nhau như: nhận biết mầm bệnh, khởi động phản ứng miễn dịch,…

Vai trò của hệ miễn dịch

Hệ thống miễn dịch quyết định đến tính mạng của con người, nếu không có hệ miễn dịch thì cơ thể sẽ mắc bệnh tràn lan và tử vong. Hệ miễn dịch là một mạng lưới bảo vệ chặt chẽ, có sự tham gia của nhiều tế bào, cơ quan qua nhiều lớp bảo vệ. Hệ miễn dịch sẽ đảm đương tất cả nhiệm vụ từ bảo vệ, tiêu diệt, đến tiêu hóa mầm bệnh.

Các tế bào bạch cầu sẽ lưu thông trong máu, đi đến mọi ngóc ngách của cơ thể để phát hiện ra mầm bệnh. Lympho B phát hiện ra kháng nguyên, chúng bắt đầu tiết ra các kháng thể là các protein đặc biệt có nhiệm vụ vô hiệu hóa các kháng nguyên cụ thể. Các tế bào lympho kết hợp với nhau, tạo nên một quá trình chặt chẽ tiêu diệt và xử lý mầm bệnh.

Z2849042682000 E0f816401bc7d193373b30749aedb13d
Vai trò của hệ miễn dịch

Để biết thêm về các kiến thức khác về sức đề kháng, hệ miễn dịch, hãy tham khảo Tăng đề kháng, miễn dịch.

Mọi thắc mắc về tăng đề kháng, miễn dịch, xin liên hệ đường dây nóng 0356 897 899 để được giải đáp.

Hãy đăng ký nhận thông báo từ Yourdetox trên trình duyệt, hoặc điền email vào form bên dưới để không bỏ lỡ tin tức hàng tuần của Yourdetox.

Để lại một bình luận