Đau dạ dày không còn xa lạ với mỗi chúng ta, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày ngày càng tăng, đặc biệt là giới trẻ. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đau dạ dày? Dấu hiệu của bệnh là gì? Hậu quả có nghiêm trọng không? Bài viết sau xin chia sẻ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về nguyên nhân, dấu hiệu, hậu quả của bệnh đau dạ dày.
Đau dạ dày là gì?
Dạ dày hay còn gọi là bao tử, là bộ phận quan trọng của hệ thống tiêu hóa trong cơ thể. Đau dạ dày là bệnh lý xảy ra khi bị tổn thương niêm mạc, viêm loét khiến các hoạt động của cơ quan này bị trì trệ và gây ra sự đau đớn cho bệnh nhân. Dạ dày là “túi đựng thức ăn” trong cơ thể con người, khi bị tổn thương, đồng nghĩa với việc, hệ tiêu hóa của chúng ta ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Biểu hiện của đau dạ dày
Đau dạ dày có những biểu hiện cụ thể và khá đặc trưng. Dạ dày thường có hình dạng chữ J, có hai đầu, một đầu nối với thực quản, một đầu nối với ruột non. Vị trí của dạ dày nằm ở xung quanh vùng rốn do đó khi đau dạ dày, người bệnh thường thấy xuất hiện cơn đau ở vùng này.
Khi mắc bệnh, người đau dạ dày có biểu hiện như sau: ăn không ngon; hay ợ hơi, ợ chua, ợ nóng; đau vùng trên rốn hay được gọi là đau thượng vị; chướng bụng, đầy hơi. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, cơ thể bệnh nhân còn có thể nôn ra máu do xung huyết dạ dày, thực quản bị tổn thương, viêm loét do dòng dịch vị có tính axit đậm đặc từ dạ dày trào ngược lên trên và chắc chắn, bệnh nhân thường sụt cân khá nhanh.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh đau dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này. Sau đau là một vài nguyên nhân phổ biến nhất.
Ăn uống chưa khoa học
Đây có lẽ là nguyên nhân mà nhiều bệnh nhân mắc phải nhất. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động vô cùng nghiêm ngặt, đúng giờ giấc. Việc ăn không đúng bữa, hoặc bỏ bữa khiến cho dạ dày trống rỗng. Thói quen của chúng là tiết các dịch tiêu hóa thức ăn, khi bạn nhịn ăn hoặc ăn sai bữa, các dịch này vẫn được tiết ra theo đúng giờ mà bộ não quy định. Các dịch này chứa axit, kết hợp với việc co bóp của tiêu hóa thức ăn của dạ dày, cơ thể bạn hoàn toàn có thể bị tổn thương niêm mạc, dẫn tới đau dạ dày.
Ngoài ra, việc uống bia rượu, hay hút thuốc lá cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Các chất độc có trong rượu bia, thuốc lá hay chất kích thích khác,.. đều chứa độc tố tổn hại dạ dày.
Ngủ không đúng giờ
Các cơ quan trong cơ thể hoạt động theo chu kỳ nhất định do não bộ chỉ huy. Khi bạn ngủ muộn, các cơ quan trong đó có dạ dày sẽ không được nghỉ, mà phải thức để làm việc do não bộ chưa được đưa vào tình trạng nghỉ ngơi khi ngủ. Dạ dày sẽ không ngừng tiết ra các dịch tiêu hóa, chứa nhiều axit khiến cho tình trạng viêm loét xuất hiện, hoặc làm tăng sự đau đớn cho người bệnh khi đã mắc bệnh.
Lo âu, căng thẳng
Tâm lý, cảm xúc ảnh hưởng cực kì lớn tới não bộ, và các cơ quan khác trong cơ thể. Bạn có biết, khi lo âu, căng thẳng, dạ dày sẽ tăng tình trạng co bóp. Nếu điều đó lặp đi lặp lại trong thời gian dài, dạ dày sẽ bị tổn thương dẫn tới tình trạng đau đớn.
Ngoài ra, khi căng thẳng, lo âu, dạ dày cũng tăng khả năng tiết dịch axit khiến cho tình trạng viêm loét dẫn đến nhanh chóng hơn hoặc cơn đau của người bệnh thêm phần đau đớn.
Di truyền
Thật bất ngờ phải không, di truyền cũng là một lý do góp mặt trong tình trạng đau dạ dày của bạn. Theo nghiên cứu, ta thấy hầu hết các bệnh nhân bị đau dạ dày thì trong gia đình, cũng có thành viên mắc căn bệnh này.
Ngoài ra, khoa học đã chứng minh, những người có nhóm máu O có khả năng mắc căn bệnh đau dạ dày này cao hơn các nhóm máu khác.
Vi khuẩn HP
Đây cũng là một nguyên nhân cực kỳ quan trọng dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở bạn. Khi vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày, chúng gây tổn thương niêm mạc bằng cách phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc đồng thời sản sinh ra các độc tố làm tổn thương các tế bào niêm mạc từ đó mà gây ra viêm, loét.. Điều cực kì đáng lo ngại là vi khuẩn này lây lan qua đường tiêu hóa như các giọt bắn nước bọt, ăn uống chung,.. do đó, tỉ lệ bệnh nhân mắc vi khuẩn HP ở Việt Nam là vô cùng cao, lên đến 70%, vì thói quen sinh hoạt thân thiện hằng ngày. Đặc biệt, hiện này tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh cũng khiến việc loại bỏ vi khuẩn này gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau dạ dày như nhiễm khuẩn, nấm , ký sinh trùng; bất dung nạp với gluten, do các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, viêm tắc ruột, ảnh hưởng của xạ trị, hội chứng ruột kích thích…
Việc phát hiện bệnh sớm và biết rõ nguyên nhân sẽ là công cụ định hướng quan trọng cho bác sĩ trong việc điều trị và chấm dứt cơn đau của người bệnh.
Hậu quả của bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày nguy hiểm khi bạn không điều trị kịp thời dẫn đến đau mãn tính. Khi đau với tần suất nhiều lần trong một tuần và đau nhiều năm thì bạn hoàn toàn có thể mắc các chứng như xung huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí, ung thư dạ dày. Đây đều là các tình trạng vô cùng nguy hiểm, dẫn tới tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Đối với những người đau dạ dày cấp tính, nghĩa là mới đau và tần suất đau thưa thớt, thì hoàn toàn có thể chấm dứt tình trạng bệnh bằng các chỉ thị điều trị của bác sĩ.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân, biểu hiện và hậu của của bệnh đau dạ dày. Yourdetox luôn đồng hành cùng sức khỏe của bạn và gia đình.
Để biết thêm về các kiến thức khác về bệnh đau dạ dày, hãy tham khảo bệnh đau dạ dày.
Mọi thắc mắc về bệnh đau dạ dày, xin liên hệ đường dây nóng 0356 897 899 để được giải đáp.
Hãy đăng ký nhận thông báo từ Yourdetox trên trình duyệt, hoặc điền email vào form bên dưới để không bỏ lỡ tin tức hàng tuần của Yourdetox.